Khai mạc Đại hội Thi đua và Biểu dương phong trào xây dựng GĐHH, DHHH, CĐKH toàn quốc lần thứ III

Thứ ba - 08/10/2013 22:35

Khai mạc Đại hội Thi đua và Biểu dương phong trào xây dựng GĐHH, DHHH, CĐKH toàn quốc lần thứ III

Sáng nay 9/10, tại Hà Nội đã khai mạc Đại hội thi đua và biểu dương phong trào xây dựng Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học, Cộng đồng khuyến học toàn quốc lần thứ III.


 Đến dự Đại hội có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam; đồng chí Vũ Oanh - nguyên Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, GS.VS Nguyễn Văn Hiệu, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Mạnh Hùng... Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, gửi lẵng hoa chúc mừng tới Đại hội. 


 Đặc biệt, về dự Đại hội có 393 đại biểu gồm 174 đại biểu gia đình hiếu học xuất sắc đại diện cho trên 5,5 triệu gia đình hiếu học, 86 đại biểu xuất sắc đại diện cho gần 6 vạn dòng họ hiếu học, 82 đại biểu xuất sắc đại diện cho 20 vạn cộng đồng khuyến học trong toàn quốc. 


 Đại hội đã dành phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam suốt 17 năm qua (từ khi thành lập Hội Khuyến học Việt Nam 1996) vừa từ trần, hưởng thọ 103 tuổi. 


 Phát biểu khai mạc tại Đại hội, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết: "Đại hội chúng ta không những biểu dương các gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học xuất sắc nhất mà còn có nhiệm vụ sơ kết 15 năm cuộc vận động cũng như nhìn lại 17 năm xây dựng và phát triển Hội để rút kinh nghiệm thiết thực, những bài học bổ ích đưa ra cuộc thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học và khuyến học, khuyến tài nói chung sang một giai đoạn mới phát triển mạnh cả bề rộng và chiều sâu, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, thời kỳ Chấn hưng nền giáo dục nước nhà, thời kỳ “Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập” và “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo” theo Nghị quyết của Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng". Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm khẳng định: “Mô hình Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học là một mô hình độc đáo vừa mang đậm truyền thống Việt Nam, vừa thể hiện xu thế của thời đại. Trong lịch sử dân tộc ta những người học giỏi, đỗ đạt cao, “vinh quy bái tổ”, làm cho gia đình vẻ vang, dòng họ vinh hiển, thường gọi là dòng họ khoa bảng được mãi mãi lưu danh từ đời này qua đời khác. Cộng đồng khuyến học minh chứng cho xu thế của thời đại, khi giáo dục vươn gia khỏi nhà trường đi vào xã hội với sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể, các ban, ngành, các tổ chức và lực lượng xã hội, các cộng đồng dân cư…”. 


 Minh chứng cho mô hình trên, Phó Chủ tịch Hội năm Khuyến học VN, GS Phạm Tất Dong cho biết: “Đại hội thi đua lần thứ III này, chúng ta tôn vinh 3 danh hiệu: gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học. Sự tăng lên về số lượng các danh hiệu và số đơn vị đăng ký đạt các danh hiệu cho thấy quy mô của thi đua khuyến học đã tăng lên rất nhanh, đồng thời, đã bắt rễ và bám chặt vào cộng đồng cơ sở. Riêng về danh hiệu cộng đồng khuyến học, sau Đại hội II, phần lớn các cộng đồng được tặng danh hiệu thường gắn với tổ dân phố, xóm thôn, phum sóc, ấp, khóm như tổ dân phố khuyến học, ấp khuyến học, xứ đạo khuyến học, nhà chùa khuyến học. Khoảng 3 năm trở lại đây, các cộng đồng khuyến học có xu hướng phát triển trong nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, quân đội, đoàn thể xã hội như doanh nghiệp khuyến học, xí nghiệp khuyến học, cơ quan khuyến học … 


 Theo GS Dong, yêu cầu đối với gia đình hiếu học và dòng họ hiếu học là mỗi gia đình hiếu học có ít nhất 1 hội viên khuyến học, mỗi dòng tộc hiếu học có 1 chi hội (hay 1 ban) khuyến học. Chính yêu cầu này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng số lượng hội viên Hội Khuyến học lên tới gần 11 triệu người, chiếm trên 12 % dân số trong cả nước. Như vậy, gia đình hiếu học và dòng họ hiếu học là yếu tố hết sức cần thiết đối với công tác tổ chức và công tác hội viên của Hội Khuyến học Việt Nam. Hội Khuyến học rất cần những giải pháp và cơ chế vận động người lớn tham gia học tập suốt đời. Gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học trách nhiệm bảo đảm người lớn trong gia đình, trong dòng họ, trong cộng đồng tham gia một hoặc nhiều hình thức học tại các thiết chế giáo dục không chính quy, tạo cơ hội và điều kiện để ai cũng học và ai cũng tham gia thúc đẩy việc học tập của người khác. Số người lớn học tại các cơ sở giáo dục không chính quy trong mấy năm vừa qua, tính trung bình khoảng 12 triệu lượt người/năm. 


 Trong số này, hầu hết đều chịu có sự tác động của gia đình, dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học. Phong trào khuyến học mở rộng tới tất cả nhân dân GS Phạm Tất Dong cho biết, thi đua khuyến học, khuyến tài do Hội Khuyến học Việt Nam phát động và chỉ đạo không chỉ đóng khung trong phạm vi của gần 11 triệu hội viên, mà ngày càng mở rộng trên các địa bàn dân cư, được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Hoạt động khuyến học, khuyến tài trong 17 năm qua đã phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc ta, do đó, thi đua khuyến học, khuyến tài đã trở thành sâu rộng trên khắp các địa bàn dân cư trong cả nước. Từ Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc lần thứ I (26/10/2000) đến nay, trải qua 13 năm phát triển, thi đua chưa bao giờ bị gián đoạn và chưa có biểu hiện chùng lại ở bất cứ thời điểm nào. GS Dong cho biết, trong năm 2014, toàn Hội sẽ phải nghiên cứu học tập Bộ chỉ số đánh giá các gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư đạt yêu cầu học tập. Khuyến học như tổ dân phố khuyến học, doanh nghiệp khuyến học, cơ quan hành chính khuyến học, nhà chùa khuyến học… cũng phải nỗ lực hơn mới đạt danh hiệu tổ dân phố học tập, doanh nghiệp học tập, cơ quan học tập…Để đạt yêu cầu “học tập”, tất cả các gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, cũng như các doanh nghiệp, trường học, tổ dân cư, tổ dân phố, hợp tác xã không chỉ bảo đảm số người đi học là đủ, mà còn phải chứng minh tác dụng của học tập tới kết quả, lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường… 
 Các xã/ phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố cũng như doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan sự nghiệp… muốn đạt danh hiệu cộng đồng học tập, cũng như bảo đảm năng suất lao động cao, sản xuất phát triển bền vững, chất lượng sản phẩm tốt, khắc phục các tệ nạn xã hội, duy trì môi trường trong sạch, nhân dân có lối sống lành mạnh. Cấp ủy, chính quyền địa phương phải có những cam kết về việc chỉ đạo chặt chẽ, tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển đa dạng các hình thức học tập suốt đời. 
 Đại hội thi đua toàn quốc kỳ này, Trung ương Hội sẽ trao tặng cho các tỉnh, thành Hội: 21 Bằng khen có nhiều thành tích; 16 Bằng khen xuất sắc; 26 Cờ thi đua xuất sắc. Số đại biểu về dự Đại hội được Bằng khen của Trung ương Hội: 324. 
 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao 18 Bằng khen và tiền thưởng cho đại diện của các gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học tiêu biểu ( gồm 6 gia đình, 6 dòng họ, 6 cộng đồng). 
 Bộ GD-ĐT cũng quyết định tặng 24 Bằng khen và tiền thưởng cho các danh hiệu gia đình, dòng họ và cộng đồng xuất sắc (gồm: 13 gia đình, 4 dòng họ, 7 cộng đồng khuyến học). 
Theo Dân trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay613
  • Tháng hiện tại1,196
  • Tổng lượt truy cập649,488
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây