2. Cán bộ Hội Khuyến học
a. Gương mẫu, học hỏi thường xuyên.
b. Thường xuyên chăm lo phát triển hội viên, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
c. Có nhiều giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động khuyến học, xây dựng XHHT từ cơ sở.
3. Gia đình hiếu học
a. Chăm sóc cho con cháu trong gia đình đến tuổi đi học đều được đến trường học tập tốt, không lưu ban, bỏ học.
Người lớn trong gia đình đều tham gia một hình thức học tập, tự học thích hợp, có hiệu quả (trừ người quá già yếu, ốm đau).
b. Gia đình hòa thuận, tích cực lao động, không vi phạm pháp luật của nhà nước và qui ước của địa phương, không mắc tệ nạn xã hội.
c. Tích cực góp phần tham gia công tác khuyến học ở địa phương.
4. Dòng họ khuyến học
a. Có trên 50% gia đình trong dòng họ là gia đình hiếu học.
b. Khuyến khích, hỗ trợ các thành viên trong dòng họ có hình thức học tập thích hợp, người lớn tham gia học tập ở TTHTCĐ, TTGDTX, học từ xa,…Phấn đấu trong dòng họ có ít nhất 60% con cháu học khá giỏi, có thành tích trong học tập, lao động, công tác,…
c. Thành lập được Ban khuyến học dòng họ, có Quỹ khuyến học dòng họ để giúp đỡ các thành viên trong họ vượt khó học tốt, biểu dương khen thưởng người có thành tích học tập, lao động xuất sắc.
5. Tổ dân phố, làng, bản, thôn, ấp khuyến học
a. Có trên 50% gia đình trong địa phương đạt danh hiệu gia đình hiếu học.
b. Trên 60% người lớn tham gia học tập (tham dự tập huấn, học chuyên đề, nghe thời sự, chính sách ở TTHTCĐ hoặc do cơ quan, doàn thể tổ chức).
c. Thành lập được tổ khuyến học hoặc chi hội khuyến học, các tổ chức Hội hoạt động tích cực hỗ trợ trường học ở địa phương và phát triển các hình thức học tập thường xuyên cho người lớn.
6. Xã/ phường/ thị trấn khuyến học
a. Có trên 50% tổ dân phố, bản làng đạt tổ dân phố, bản làng, thôn ấp khuyến học.
b. Có hệ thống trường học (mầm non, tiểu học, THCS,…) theo hướng đạt chuẩn quốc gia xanh - sạch - đẹp.
- TTHTCĐ đi vào hoạt động có nề nếp, có hiệu quả thiết thực.
c. Có Quỹ khuyến học đạt tiêu chí 7.000 đồng/người dân/năm
7. Các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đơn vị công an quân đội làm khuyến học
a. Động viên và tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên trong đơn vị thường xuyên học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan mở hoặc được cử đi học; khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người tham gia học tập với những hình thức học và tự học linh hoạt (từ xa, tại chức,…)
b. Có nhiều hình thức hoạt động khuyến học, khuyến tài phï hîp, ®éng viªn với con cháu của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị häc tËp. Có hỗ trợ khuyến học ở địa phương.
c. Thành lập được Ban khuyến học và Quỹ khuyến học của đơn vị, vận động các thành viên trong đơn vị đỡ đầu thường xuyên các học sinh có hoàn cảnh khó khăn (học bổng 1+1.v.v..).
8. Các trường học làm khuyến học
a. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, Hội Khuyến học địa phương huy động các cháu đến tuổi đi học đều được đến trường học tập (từ mầm non, tiểu học, trung học,…) hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật vượt khó học tập; đổi mới phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng giáo dục, nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
b. Động viên và tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường thường xuyên tham gia các hình thức học tập và tự học văn hóa, nghiệp vụ để không ngừng nâng cao trình độ, nêu gương sáng cho học sinh noi theo.
c. Thành lập được Ban khuyến học và Quỹ khuyến học của nhà trường.
Cử cán bộ, giáo viên tham gia thành lập, xây dựng nội dung, chương trình học tập, trực tiếp giảng dạy ở các TTHTCĐ tại xã, phường, thị trấn, góp phần bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho những người tham gia giảng dạy ở TTHTCĐ.
9. Huyện/ quận, tỉnh/ thành phố khuyến học
Tiêu chuẩn 1: Củng cố và phát triển vững chắc tổ chức Hội và hội viên
Chỉ tiêu 1: - Phủ kín tổ chức Hội cơ sở đạt 100%, phát triển các tổ hội, chi hội khuyến học ở tổ dân phố, làng, bản, thôn ấp; phát triển ban khuyến học ở các dòng họ, cơ quan, trường học, tổ chức kinh tế, xã hội.
Chỉ tiêu 2: - Phát triển hội viên khuyến học trong cộng đồng dân cư đạt 10% dân số, nâng cao độ đồng đều tham gia hoạt động khuyến học của hội viên.
Tiêu chuẩn 2: Có nhiều hình thức khuyến học khuyến tài đối với giáo dục trong nhà trường, hỗ trợ công tác phổ cập giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia ở địa phương, hỗ trợ nhà trường thi đua dạy tốt học tốt.
Chỉ tiêu 3: - Khuyến học khuyến tài với học sinh, sinh viên, đặc biệt chú trọng học sinh khuyết tật, học sinh nghèo, cơ nhỡ.
- Khuyến dạy, khuyến học với cán bộ, giáo viên, giúp đỡ giáo viên gặp khó khăn nhất là ở miền núi, vùng xa xôi hẻo lánh.
Chỉ tiêu 4: - Hỗ trợ nhà trường tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp, môi trường sư phạm.
Tiêu chuẩn 3: Mở rộng và nâng cao các hoạt động khuyến học khuyến tài với các đối tượng ở bên ngoài nhà trường tạo điều kiện cho mọi người được học tập thường xuyên, suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
Chỉ tiêu 5: - Đẩy mạnh xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, các cộng đồng khuyến học.
Chỉ tiêu 6: Phát triển các TTHTCĐ bền vững, có nội dung học tập thiết thực, từng bước phấn đấu để đạt mức 80% xã/ phường có TTHTCĐ vào năm 2010.
Tiêu chuẩn 4: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Hội Khuyến học trong các tổ chức Hội, các tầng lớp nhân dân và tập huấn cán bộ Hội.
Chỉ tiêu 7: - Hội Khuyến học cơ sở đều có Báo Khuyến học & Dân trí và sử dụng có hiệu quả. Tuyên truyền để nhiều người sử dụng báo điện tử dantri.com.vn; trang thông tin điện tử hoikhuyenhocvietnam.org . Có những hình thức thông tin tuyên truyền sinh động, đều đặn trên báo, đài ở địa phương và trung ương.
Chỉ tiêu 8: - Hội Khuyến học các cấp có tổ chức các hình thức bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo Hội về nghiệp vụ công tác khuyến học, đạt mức từ 70% cán bộ cơ sở.
- Từng bước sử dụng thông tin điện tử trong hoạt động Hội.
Tiêu chuẩn 5: Phát triển đa dạng các hình thức gây Quỹ Khuyến học nhằm tạo nguồn lực cho hoạt động khuyến học khuyến tài.
Chỉ tiêu 9: - Xây dựng Quỹ Khuyến học ở địa phương đạt mức bình quân đầu dân trên 7000 đ/ năm.
Chỉ tiêu 10: - Có nhiều hình thức đa dạng xây dựng Quỹ khuyến học, khuyến tài phù hợp tình hình địa phương. Sử dụng Quỹ khuyến học vào công tác khuyến học khuyến tài công bằng, minh bạch, có hiệu quả.
II. Cách đánh giá, xếp loại thi đua
1. Cách đánh giá
a. Hội Khuyến học cơ sở phát động và sơ kết thi đua hằng năm theo chủ đề “ Gương sáng khuyến học”.
- Nội dung thi đua ở cơ sở tập trung vào những việc làm cụ thể theo các tiêu chuẩn của từng loại đối tượng (hội viên, cán bộ khuyến học, gia đình hiếu học, cộng đồng khuyến học,…).
- Hằng năm, Hội Khuyến học cơ sở phát động thi đua vào đầu năm. Tiêu chuẩn thi đua do Hội Khuyến học cơ sở đề ra (dựa vào nội dung tiêu chuẩn thi đua chung của Hội Khuyến học Việt Nam và hướng dẫn của Tỉnh/ Huyện hội).
- Các tiêu chuẩn được lượng hóa thành điểm số cụ thể theo từng tiêu chuẩn; tổng số điểm là 100. Tiêu chuẩn nào quan trọng cho điểm cao. Tiêu chuẩn nào ít quan trọng hay đã hoàn thành cơ bản cho điểm ít hơn.
- Có thể chia các Chi hội khuyến học thành từng nhóm để kiểm tra chéo lẫn nhau. Mỗi nhóm từ 3 - 4 Chi hội.
Mỗi đoàn kiểm tra thi đua chỉ gồm 3 - 4 người, tiến hành kiểm tra chéo theo thang điểm đã đề ra.
- Hoặc Tỉnh, Thành Hội có phương án kiểm tra, đánh giá phù hợp với tình hình đặc thù địa phương mà kết quả chính xác có tác dụng tốt trong thi đua của địa phương
Thời gian kiểm tra thi đua ở cơ sở vào đầu tháng 11 hằng năm. Sơ kết thi đua vào dịp 20/11, chậm nhất là tháng 12 hằng năm.
- Gia đình, dòng họ đạt các tiêu chuẩn gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học 3 năm liên tục cấp xã/ phường, được công nhận ở cấp huyện/ quận; 5 năm liên tục được công nhận ở cấp tỉnh/ thành phố.
- Ngoài ra, các gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học ở cơ sở có thành tích đặc biệt xuất sắc có thể được xét công nhận, khen thưởng vượt cấp: huyện - tỉnh.
b. Đối với các cấp Hội Khuyến học tỉnh/ thành phố, huyện/ quận: đánh giá thi đua theo
5 tiêu chuẩn và 10 chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu thi đua tối đa cho 10 điểm. Tổng số điểm: 10 x 10 = 100 điểm.
- Tùy theo mức độ thực hiện để cho điểm từng chỉ tiêu, từ 0 - 10.
- Đối với các tỉnh, huyện miền núi, nơi có nhiều địa bàn khó khăn, Hội đồng thi đua TW Hội sẽ cân nhắc trong việc đánh giá tổng thể thi đua của địa phương.
- Cách cho điểm và đánh giá được trao đổi thống nhất trong các cụm theo địa bàn công tác. Nơi có điều kiện có thể tổ chức kiểm tra chéo giữa các đơn vị để rút kinh nghiệm.
2. Cách xếp loại:
- Tốt: 90 - 100 điểm
- Khá: 80 - 89 điểm
- Trung bình: 60 - 79 điểm
- Chưa đạt yêu cầu: dưới 60 điểm
( TW Hội KHVN)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn