Một gia đình thương binh 6 người con có bằng Cử nhân

Thứ tư - 15/02/2012 02:29
Tại thôn Bắc Nẫm, xã Cự Nẫm, Bố Trạch, Quảng Bình có gia đình anh Nguyễn Văn Minh thương binh 2/4, mất sức 61%, hưởng chế độ chất độc gia cam, vợ Nguyễn Thị Thanh cựu TNXP có 6 con (2 trai, 4 gái) đều đã có bằng Cử nhân.
Đây là một gia đình mẫu mực trong thôn, năm nào cũng đạt "Gia đình văn hóa". Hơn thế nữa gia đình anh hơn 10 năm nay đều được công nhận gia đình hiếu học cấp xã, cấp huyện. Mấy lần anh được tham dự Đại hội "Gia đình hiếu học cấp tỉnh". Dân làng đều khen anh gia đình thương binh hạng nặng, hôm đau mai ốm, mỗi tháng đi viện 1, 2 lần để chữa bệnh thần kinh não. Thế nhưng con cái vẫn siêng làm, học giỏi đỗ đạt có công ăn việc làm ổn định. Anh là một tấm gương về lao động, giáo dục con cái có ý chí vươn lên học tập và rèn luyện thành con ngoan và có ích cho đời. Trò chuyện với tôi anh Nguyễn Văn Minh bộc bạch: Cha tôi là liệt sĩ chống Pháp, khi tôi mới tròn 5 tuổi. Lớn lên theo chân cha tôi nhập ngũ tham gia chiến đấu đánh giặc Mỹ trên các chiến trường Thành Cổ Quảng Trị, xuất thân là vậy tham gia chiến đấu nơi ác liệt giành giật mạng sống từng giây, biết bao đồng chí của tôi đã hy sinh anh dũng giành độc lập tự do cho Tổ Quốc...Vì vậy tôi rất yêu cuộc sống hôm nay có được, nhưng cuộc sống của tôi sau khi rời quân ngũ về quê hương còn gặp nhiều khó khăn sau những năm kết thúc chiến tranh. Tôi nghĩ do học vấn của mình và bà con không được nâng cao, do vậy nên làm ăn thua sút, tôi và vợ tôi không có điều kiện học hành chu đáo. 

 

 Do vậy để bù đắp sự thiếu hụt của mình chúng tôi quyết tâm bằng mọi cách tạo điều kiện cho các con được học hành tử tế may gì có cuộc sống tốt hơn trong thời đại mới. Anh xúc động: Có cuộc sống ấm no không phải "Ngồi chờ sung rụng", mà bản thân mỗi gia đình, mỗi người trong xã hội biết vươn lên. Tôi tụ hào có Cha và bản thân hy sinh chiến đấu cho Tổ Quốc, nhưng không vì thế mà ngồi chờ vào nhà nước, mà trước hết mình phải tự cứu mình chính vì vậy tôi luôn luôn giáo dục cho con cái vươn lên để giành lấy tri thức cho bản thân làm hành trang bước vào cuộc sống tươi đẹp khi Đảng và Bác Hồ đem lại như hôm nay. Sống ở một vùng nông thôn, chủ yếu làm nghề nông, anh lại đau yếu không ra đồng như bao người khác. Anh tìm kiếm việc làm cho gia đình bằng cách chăn nuôi lợn gà, mua thêm xay xát, trồng cây lưu niên, cây ăn quả... Sáu đứa con đều học hành đỗ đạt, tôi hỏi anh tiền đâu anh trang trãi cho các con? Anh cười đôn hậu nói: Cái ăn,uống, tiêu xài không mấy cho vừa, vợ chồng tôi sống tiết kiệm giản dị, chi tiêu dè xẻn. Chỉ cần no chứ chưa nghĩ đến cái ngon, mặc ấm chứ chưa nghĩ đến cái đẹp. Áo quần anh chị sữa lại cho em mang, sách vở anh chị học trước để lại cho em học sau, có cuốn sách giáo khoa học qua 6 đứa con trong nhà vẫn còn dùng được... Nhưng cái quan trọng nhất là giáo dục cho các con ý chí vươn lên, ước mơ nắm lấy trình độ học vấn để làm người, lấy trí thức làm hành trang cuộc đời. Chính vì vậy các cháu rất say sưa học tập, học trên lưng trâu, học khi đi rừng kiếm củi, học khi cắt cỏ... lúc nào các con cũng có cuốn sách mang theo. 
 Với tinh thần "Học mọi lúc, Học mọi chỗ" con cái học ba mẹ về ý thức lao động về lẽ sống, em học anh, học chị qua kết quả học tập của anh chị đi trước. Cứ như "Có đà" các con tôi học hết cấp phổ thông lần lượt được vào các trường Đại học, Cao đẳng mà chúng yêu thích. Bước vào học chuyên nghiệp, các con lại vừa học vừa làm. Đứa thì làm gia sư, đứa thì phụ giúp việc thu thêm tiền giảm bớt khó khăn cho gia đình, mỗi tháng gia đình chỉ cung cấp thêm trên dưới 1 triệu đồng cho cả ăn và ở. 
 Đến nay gia đình anh, chị đã có 4 người vào ngành giáo dục, từ trường THPT, đến THCS, Tiểu học, Mầm non. Con gái thứ 5 tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm chưa được vào ngành, nay đang hợp đồng cho một công ty xuất nhập khẩu tại Hà Nội. Cháu trai sau cùng mới được tuyển vào Học Viện Cảnh Sát Hà Nội. Chia tay anh ra về, để lại trong tôi niềm khâm phục đối với một cựu chiến binh giàu nghị lực, chăm lo cho con cái ít ai có được của một thương binh hạng nặng. Càng thấm thía với lời dạy của Bác Hồ "Tàn nhưng không phế". 
Nguyễn Hữu Phi 
 xã Cự Nẫm, Bố Trạch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay540
  • Tháng hiện tại14,800
  • Tổng lượt truy cập642,510
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây